Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
(*) Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”.
(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ
PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG SỐNG
· Thảo luận nhóm
· Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não
· Sắm vai
· Phân tích tình huống
· Trò chơi, bài hát, nghe nhạc,
· Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa
· Chia sẻ kinh nghiệm
· Thư giãn
· Thực tập
· Tham quan
NỘI DUNG CÁC MÔN KỸ NĂNG SỐNG
Cuộc sống của chúng ta có thể chia thành 3 mặt:
1. Thể chất/Sức khoẻ
2. Trí tuệ/Thực hành
3. Tình cảm/tinh thần
I/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến thể chất/sức khoẻ:
1. Chế độ dinh dưỡng
2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi
3. Tư thế đúng
4. Phòng tránh một số bệnh thông thường
5. Ứng phó với cảm xúc
6. Ứng phó với stress
7. Sức khoẻ sinh sản
8. Tác hại của rượu.
9. Tác hại của thuốc lá.
10. Tác hại của ma tuý
11. HIV/AIDS
12. Sơ cấp cứu
13. Kỹ năng phòng tránh quấy rối/xâm hại tình dục
14. Phòng tránh các bệnh liên quan đến công việc văn phòng (đau vai, đau lưng, mỏi mắt, nhức đầu…)
15. Thư giãn
16. Phòng ngừa tai nạn cho trẻ
17. Những hành vi gây hại đến sức khoẻ
1. Kỹ năng liên quan đến môi trường sống
1. Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường
2. Chăm sóc bảo vệ môi trường sống
3. Phòng tránh thiên tai
4. Những hành vi gây hại đến môi trường sống
5. Phục hồi thiên tai dựa vào cộng đồng.
II/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành
1. Kỹ năng khám phá bản thân
1. Nhận thức bản thân
2. Xây dựng chân dung thành đạt
3. Xây dựng nhân cách
4. Giá trị bản thân
5. Giá trị cuộc sống: 12 giá trị (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, đoàn kết).
6. Xây dựng mục đích sống
7. Xây dựng động lực bản thân
8. Xây dựng lòng tự tin
9. Tư duy tích cực
2. Kỹ năng làm việc nhóm
1. Kỹ năng làm việc nhóm
2. Xây dựng và phát triển tinh thần nhóm
3. Giải quyết các xung đột trong nhóm
4. Xây dựng mục tiêu và hoạt động nhóm
5. Lãnh đạo nhóm
3. Kỹ năng phát triển nghề nghiệp
1. Kỹ năng sáng tạo
2. Kỹ năng ra quyết định
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
4. Kỹ năng lập kế hoạch
5. Kỹ năng quản lý thời gian
6. Xây dựng thói quen đúng giờ
7. Kỹ năng quản lý tiền bạc
8. Kỹ năng đàm phán
9. Kỹ năng diễn đạt.
10. Tạo động lực làm việc.
11. Khởi sự kinh doanh
12. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
13. Xin việc làm
14. Kỹ năng giới thiệu bản thân
15. Kỹ năng sử dụng các vật dụng, máy móc văn phòng: điện thoại, vi tính, máy photocopy, máy scan, máy hủy giấy, máy lạnh,
16. Kỹ năng soạn thảo báo cáo, văn thư
17. Kỹ năng quản trị công việc
4. Kỹ năng tổ chức đời sống gia đình
1. Kỹ năng quản lý tài chánh gia đình
2. Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh
3. Đặc điểm tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn
4. Đặc điểm tâm lý nam nữ
5. Nghệ thuật hâm nóng tình yêu
6. Kỹ năng tổ chức đời sống gia đình.
7. Xây dựng tương lai cho con
8. Phòng tránh tai nạn cho trẻ
9. Chăm sóc sức khoẻ trong gia đình
10. Khi con phạm lỗi
11. Giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại tình dục cho con
12. Xây dựng sự tự tin và tính tự lập cho con trẻ
13. Đối thoại trong gia đình.
14. Giá trị gia đình
5. Kỹ năng truyền thông giáo dục (sức khoẻ ban đầu, HIV/AIDS, sức khoẻ sinh sản, môi trường, quyền trẻ em, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, giới và phát triển…)
1. Kỹ năng truyền thông giáo dục
2. Kỹ năng tổ chức một buổi truyền thông giáo dục
3. Các loại hình truyền thông, những ưu và hạn chế của từng loại hình
4. Truyền thông giáo dục đồng đẳng
5. Các loại hình giáo dục
6. Giáo dục thay đổi hành vi
7. Giáo dục chủ động
8. Thực hành các phương pháp giáo dục chủ động: thảo luận nhóm, hỏi – đáp, sắm vai, phân tích tình huống, trò chơi, động não…)
5. Rèn luyện trí nhớ
6. Kỹ năng đọc và tham khảo tài liệu