Quy trình chuẩn bị và thực hiện trò chơi lớn
1. CHUẨN BỊ: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA CUỘC CHƠI:
- Hãy nêu rõ mục đích và yêu cầu của trò chơi là gì ?
- Một buổi gắn với vấn đề học tập, một kỳ kiểm tra chuyên môn, một chương trình rèn luyện kĩ năng dã ngoại...
- Hãy đặt tên cho trò chơi lớn và chọn đề tài phù hợp với yêu cầu đặt ra. Tên đề tài gắn với ngày lịch sử với những chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, trinh thám, quân sự sẽ có nhiều kích thích đối với người chơi.
- Đề tài giúp cho người chơi tưởng tượng về một nhân vật nào đó mà họ phải nhập vai, khi vượt qua những khó khăn, những thử thách là thành tích đáng được tán dương. Đề tài tạo ra một môi trường mới, nâng đỡ hoạt động, làm cho hoạt động thêm phong phú, hấp dẫn hơn. Có một câu chuyện như sau: “Khi triển khai trò chơi thì trời đỗ mưa, các bạn học viên đã đề nghị bỏ cuộc chơi, mọi người đang bàn cãi thì đồng chí chỉ huy trưởng nói: Chúng ta đang thực hiện cuộc hành quân của chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Họ vẫn hành quân khi trên đầu họ là máy bay, bom đạn, đi trong mưa, nắng, gió, rét... Chúng ta mặc áo mưa để hành quân, đồng chí nào cảm thấy mệt thì ở lại hậu cứ...” Thế là cuộc chơi đã tiến hành một cách tốt đẹp. Thử thách của “ông trời” đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai mờ đối với người tham gia cuộc chơi ấy.
- Đề tài là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính các trò chơi, thử thách của cuộc chơi trở thành một chủ đề giáo dục tư tưởng, nhân cách cho người chơi. Đó là tác dụng to lớn của trò chơi.
2. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VÀ DỰ TÍNH CÁCH BIÊN CHẾ CÁC ĐƠN VỊ:
- Số lượng tham gia là bao nhiêu ? Nam ? Nữ ? Cách biệt như thế nào (ít nam, nhiều nữ?), tuổi tác, trình độ chuyên môn về các nội dung ta định đưa ra.
- Trình độ những nhóm tham gia: mới quen hay quen lâu, nhóm có kỹ luật, tự quản tốt với nhóm còn yếu..
- Hiểu được đối tượng giúp ta thiết kế trò chơi vừa sức với họ. Tính vừa sức giúp người chơi tham gia một cách hào hứng, không quá khó (đánh đố) hoặc quá dễ dàng. Nhiều trò chơi không thành công vì người tổ chức đã không chú ý đến vấn đề này.
- Vấn đề hàng đầu: Thiết kế trò chơi phải dựa vào đối tượng tham gia.
- Tính toán cách biên chế đơn vị, dựa vào trò chơi mà có thể biên chế theo cách khác:
+ Giữ theo đơn vị gốc.
+ Chia lẫn lộn cá nhân giữa các đơn vị (có tính đến giới tính, trình độ, sức lực...)
- Họp các đơn vị với nhau (đối với trại, trò chơi có nhiều đơn vị tham gia).
- Những trò chơi mang tính kiểm tra, thi đua nên theo cách 1, 2 còn lại dành cho trò chơi mang tính giao lưu, khảo sát, làm quen.
- Nên có phù hiệu theo màu sắc để phân biệt các đơn vị tham gia, giúp ích cho việc kiểm soát của BTC.
- Đặt tên cho đơn vị tham gia.Tùy theo yêu cầu của chủ đề mà đặt tên: có thể là tên con thú, trái cây, tên địa danh, nhân vật lịch sử...
Kinh nghiệm nên kèm theo khẩu hiệu, bảng đeo của từng nhóm.
3. NỘI DUNG TRÒ CHƠI:
Đây là phần cốt lõi của trò chơi lớn. Thông thường trò chơi lớn chia các chặng đường (trạm) mà người chơi phải vượt qua. Mỗi trạm có một trò chơi, một thử thách riêng biệt, có thể đi từ dễ đến khó. Mỗi trạm có một màu sắc riêng nhưng phải dựa vào yêu cầu chung, cái tổng thể của trò chơi lớn
Sử dụng những trò chơi vận động, kiểm tra kiến thức qua việc hái hoa dân chủ, tìm sinh vật, cây lá, hoa hay là bắt phải vượt qua khúc sông, bò qua dây khoảng 3m...
4. ẤN ĐỊNH THỜI GIAN - XEM XÉT ĐỊA ĐIỂM:
Thời gian:
Qui định thời gian chung cuộc là bao nhiêu lâu rồi chia ra ở các trạm, ưu tiên thời gian cho những nội dung chính.
Dựa vào nội dung chung, nội dung từng trạm với những thời gian tối thiểu để quyết định thời gian chung cuộc (cách này dành cho những thời gian lón hn, mang tính thi đua, thử thách hàng năm của cấp quận, huyện, thành phố hay của một đoàn thể).
Thời gian cụ thể: - Bắt đầu cuộc chơi:
- Di chuyển
- Từng trạm
- Dịch mật thư
- Đánh trận (nếu có)
Trò chơi lớn nên tổ chức vào buổi sáng sớm.
Địa điểm:
Các nhà quân sự tài giỏi đều biết dựa vào đặc điểm của địa hình để định ra cách đánh. Trò chơi lớn cũng như một trận đánh, nó đòi hỏi BTC phải biết lựa chọn địa điểm cho phù hợp với nội dung của cuộc chơi. Nếu gặp những vùng có đồi cát thì không gì hấp dẫn hơ là đánh trận chiếm đồi đối phương hoặc trinh sát tìm khu căn cứ của “địch”. Nếu trong thành phố thì phải tính đến các di chuyển thế nào để vừa phù hợp với vấn đề an toàn giao thông, vừa dạy luật đi đường.
Xem xét các địa điểm đặt trạm, đối với những trò chơi có đánh trận thì phải chú ý thêm các vấn đề sau:
- Khu dùng để “giao tranh” từ đâu đến đâu.
- Căn cứ của các phe ở vị trí nào? Dấu hiệu X riêng biệt
- Khu vực “phi quân sự” là nơi BTC đặt điểm giám sát để giải quyết các “vụ khiếu nại”, là nơi dùng cho các chiến sĩ “tử trận”, nơi nghỉ ngơi của các thông tín viên...
- Đường biên giới phân định hai phe, tất cả khu vực đó đều có dấu hiệu riêng để phân biệt, có thể do mình tự làm dấu hoặc dựa vào khung cảnh, cảnh vật tự nhiên để phân định
- Vẽ toàn bộ sơ đồ của địa điểm diễn ra trò chơi lớn.
4. DI CHUYỂN TRONG TRÒ CHƠI LỚN:
- Sử dụng các phưong tiện đi lại: đi bộ, đi xe đạp, xe máy...
- Cần tính toán cuộc chơi sẽ đi theo những hướng nào, và đi theo mấy hướng.
- Chia làm hai phe đi hai hướng khác nhau hay đi chung một đường.
- Di chuyển theo đường thẳng hoặc theo đường tròn
Ngoài ra, có thể di chuyển cùng một đường rồi tách ra hoặc ngược lại. Việc thiết kế cách di chuyển phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự của BTC và số lượng người tham gia.
5. BAN TỔ CHỨC:
BTC có : Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết các tình huống. Còn lại được phân công đứng trạm và làm trọng tài nếu có đánh trận hoặc thi đua giữa các đơn vị.
* Nếu ít người, ta có thể tiến hành theo cách như sau:
Người chơi đến trạm sẽ có dấu hiệu chờ đợi, bạn sẽ ra gặp và cho thử thách. trước khi di chuyển đi trạm tiếp theo, bạn phát cho họ mật thư để giải. Còn bạn thì đi tiếp qua trạm kế để chờ họ tới.
Muốn cho trò chơi thêm hào hứng BTC nên hóa trang, cải trang hoặc sử dụng người ngoài cuộc tham gia.
Ví dụ: Gặp chị bán nước bên ngã ba, nói mật khẩu “Chị có bán rượu nếp than?” Lúc đó chị bán nước sẽ trao mật thư cho các bạn (chị bán nước là người ngoài mà BTC nhờ chị giúp cho cuộc chơi).
6. LUẬT CHƠI:
Là những qui định bắt buộc của trò chơi mà ngừoi chơi phải thực hiện đúng vói luật. Mỗi trạm có qui định riêng biệt các thử thách.
Thí dụ: Bò qua dây, nếu đụng dây thì bị trừ bao nhiêu điểm...
Nếu sai phạm sẽ được chuyển qua thang điểm để đánh giá chung cuộc.
Đối với trò chơi có đánh trận thì chú ý:
Sinh mạng: là một tờ giấy dán vào lưng, một cái khăn, miếng vải, thân cây nhét vào lưng quần. Nếu bị đối phương lấy được xem như “tử trận”. Vì thế sinh mạng phải có ít nhất là hai lần để người chơi kịp thời rút kinh nghiệm.
Mục tiêu của trò chơi là phát hiện thêm cá tính, giúp cho người chơi rèn luyện nên cho ngừoi chơi được tham gia đến gần cuối của trò chơi). Cần qui định rõ cách tấn công đối phương như: không được mang gậy, không đánh người yếu hơn.... để tránh các trường hợp xô xát nhau.
Qui định điểm của “sinh mạng” và việc cướp được cờ đối phương (Thí dụ: sinh mạng 10 điểm, cờ 100 điểm...) Thang điểm sẽ lựa chọn phần nào chính để có số điểm cao hon giúp cho ngừoi chơi thấy dược nhiệm vụ chính yếu của mình.
7. NHỮNG VẬT DỤNG PHỤC VỤ CHO TRÒ CHƠI VÀ NHỮNG PHẦN HỖ TRỢ CHO TRÒ CHƠI LỚN:
Trò chơi lớn cần có những vật dụng như thế nào? BTC chuẩn bị những gì và người chơi, tập thể tham gia chuẩn bị những gì? Tất cả những vấn đề đó được thông báo trước cho người tham gia.
Trò chơi lớn sẽ vui hơn, hấp dẫn hon nếu như ta biết sử dụng thêm: dấu đường, morse, semaphore, mật thư...
Những điều này khi đưa ra phải phù hợp với trình độ của người chơi. Sau khi dự tính những vấn đề trên, chúng ta bước sang phần kế hoạch của trò chơi lớn.
8. KẾ HOẠCH TRÒ CHƠI LỚN.
- Tên của trò chơi lớn là gì?
- Mục đích, yêu cầu chung của trò chơi.
- Số lượng và thời gian chung.
- Nội qui và hiệu lệnh chung.
- Biên chế các đội và các và các vật dụng cần chuẩn bị của cá nhân và tập thể tham gia.
Và viết diễn tiến trò chơi theo bảng ví dụ sau:
* Thứ tự chặng đường (trạm) X, địa điểm
* Diễn tiến trò chơi
* Phân công n.vụ BTC và hóa trang ( nếu có )
- Bắt đầu tại điểm X
+ tập hợp các đơn vị tham gia, kiểm tra quân số, vật dụng
+ Trình bày yêu cầu của trò chơi. Luật chơi
+ Phát mật thư
- Chỉ huy trưởng chuẩn bị nội dung triển khai
+ BTC kiểm tra vật dụng các đơn vị
+ Số người còn lại về vị trí của trạm
* Di chuyển từ điểm X sang điểm R ( đến trạm một )
* Trạm 1 tại điểm R
+ Vừa đi vừa quan sát, ghi lại dấu hiệu đặc biệt, dấu đường.
+ Đề nghị các đơn vị trình bảng ghi dấu đường.
+ Thử thách tại Trạm
+ Phát tín hiệu Moocse cho việc di chuyển qua trạm khác
- Trạm trưởng nhận bảng ghi và cho điểm+ Chuẩn bị các nội dung và vật liệu cho thử thách
Tiếp tục viết như vậy cho đến kết thúc trò chơi lớn Trong quá trình viết diễn tiến trò chơi cần phải tính thời gian tối đa và tối thiểu để tính các phương án dự phòng khi không theo đúng thời gian đã đề ra. Kế họach này được giữ gìn một cách bí mật cho đến khi chơi. Có những trò chơi BTC đề nghị với người tham gia là chơi hết mình và giữ kỉ luật cuộc chơi. Yếu tố bất ngờ sẽ làm cho cuộc chơi thêm hào hứng và giúp ta phát hiện thêm những bạn giỏi trong việc ứng xử tình huống.
9. ĐIỀU HÀNH CUỘC CHƠI:
- Trình bày:
Tập họp đội ngũ theo biên chế cuộc chơi (bạn chỉ triển khai khi nào các đơn vị đã ổn định về mặt biên chế, tránh trường hợp triển khai trước, biên chế sau, quá trình triển khai tức là đã bắt đầu vào cuộc chơi và có thi đua) Nói ngắn gọn, dễ hiểu (minh họa, so sánh, thí dụ) để triển khai cách chơi.
- Điều khiển cuộc chơi:
Khác với trò chơi trong còng tròn chỉ có một quản trò ở đây có nhiều người trong đó có một người chỉ huy trưởng. Các trạm trưởng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu có trục trặc cần thay đổi thì phải báo cáo cho chỉ huy trửong và đợi lệnh. Tránh trường hợp tùy tiện thay đổi nội dung tại trạm.
Trong quá trình chơi, có nhiều tình huống do chưa lường hết khả năng xảy ra thì chỉ huy trưởng là người quyết định các phần thay thế hoặc cắt bỏ một vài trạm cho đảm bảo thời gian. BTC trò chơi phải chấp hành nghiêm túc kỉ luật trò chơi. Có nhiều trò chơi lớn không thành công vì BTC đã không thực hiện đúng yêu cầu này.
Trong khi chơi, BTC theo dõi, quan sát người chơi, biết động viên, khuyến khích những đơn vị yếu, những cá nhân nhút nhát. Nghiêm khắc với những cá nhân và đơn vị phạm luật chơi. Trong quá trình chơi phải đánh giá và nhận xét một cách công bằng, dùng lời lẽ tế nhị và hài hước để phê phán cá nhân và tập thể phạm qui. Giúp họ khắc phục nhược điểm bằng cách gợi tự nhận lỗi hoặc tập thể lên tiếng nhắc nhở.
Chú ý: Khi chơi có nhiều trường hợp cá nhân tham gia bị chấn thương hay ngất xỉu, thì chỉ huy trưởng huy động tổ cấp cứu đến giải quyết. Cuộc chơi vẫn tiến hành, tránh trường hợp hủy bỏ cuộc chơi giữa chừng.
- Kết thúc
Hội ý BTC nhận định cách đánh giá và cho điểm thi đua. Tập hợp đơn vị tham gia. BTC cử đại diện ra nhận xét chung và công bố kết quả (có thể cho người chơi kể lại cuộc chơi và nói cảm tưởng của mình và cử các trạm trưởng lên nhận xét từng trạm.
- Phát thưởng.