BCH ĐOÀN TỈNH BẠC LIÊU
***
Số: 51-KHHD/TĐTN-BTC
|
ĐOÀN TNCS HÒ CHÍ MINH
Bạc Liêu, ngày 07 tháng 3 năm 2014
|
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN
Xây dựng chi đoàn mạnh
---------------
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi tỉnh Bạc Liêu năm 2014. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch hướng dẫn xây dựng chi đoàn mạnh triển khai đến các đơn vị trực thuộc với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng chi đoàn; tạo bước chuyển về chất lượng tổ chức và hoạt động của các chi đoàn; phát huy vai trò của Đoàn cơ sở trong chỉ đạo sinh hoạt chi đoàn.
- Xây dựng chi đoàn mạnh là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và xã hội; Từ đó, thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên, phát huy cao nhất tính tiền phong, gương mẫu của đoàn viên.
2. Yêu cầu:
- Xây dựng chi đoàn mạnh phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thiết thực, chất lượng, hiệu quả không phô trương, hình thức.
- Cán bộ được phân công phụ trách thực hiện phải tận tình, sâu sát, gắn bó với cơ sở và đoàn viên.
- Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, tiết kiệm phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG CHI ĐOÀN MẠNH:
1. Về tư tưởng chính trị:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chính trị, bồi dưỡng lý tưởng, xây dựng niềm tin; tạo môi trường để đoàn viên học tập, rèn luyện và tìm hiểu rõ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên.
-Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề có tác động liên quan đến thanh niên. Thông qua đó định hướng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đoàn viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng văn hóa “Sống và làm việc theo pháp luật”
- Tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT có tính tuyên truyền giáo dục cao, mang nhiều nội dung thiết thực và ý nghĩa cho đoàn viên. Đồng thời, tổ chức sinh hoạt định kỳ theo các chủ điểm tư tưởng, chính trị phù hợp, kịp thời nắm bắt tư tưởng của đoàn viên.
2. Về hoạt động:
- Xây dựng các chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của chi đoàn, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương đơn vị. Nội dung hoạt động cần hài hòa giữa phát huy vai trò xung kích sáng tạo của đoàn viên thanh niên, vừa tăng cường chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích, chính đáng của đoàn viên thanh niên (học tập, nâng cao kiến thức; nghề nghiệp và việc làm; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; vui chơi giải trí; tự khẳng định mình…).
- Thực hiện phân công giao nhiệm vụ cho từng đoàn viên; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đoàn viên theo hoạt động, theo các kỳ sinh hoạt và hằng năm.
- Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chi đoàn.
- Đăng ký đảm nhận và tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với lĩnh vực, địa bàn và đối tượng đoàn viên thanh niên.
3. Về tổ chức:
- Tổ chức cho đoàn viên học tập, nghiên cứu 6 bài lý luận chính trị.
- Xây dựng Ban chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn đủ về số lượng, vững vàng về nghiệp vụ và kỹ năng vận động, tập hợp, đoàn kết thanh thiếu nhi; tích cực thực hiện Chỉ thị 01 CT/TWĐTN, ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn” và kết luận số 03 KL/TWĐTN ngày 26/9/2013 của BTV Trung ương Đoàn khóa X về việc tổ chức cuộc vận động: “Xây dựng gí trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”
- Xây dựng tác phong, lề lối làm việc của Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn; thực hiện công tác đoàn vụ, hội họp, sinh hoạt chi đoàn đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác đoàn viên; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
- Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo, hoàn thiện hồ sơ, sổ sách và công tác nội vụ của chi đoàn (chi đoàn phải có sổ chi đoàn và một số sổ sách theo quy định, mỗi đoàn viên đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu đoàn và được trao thẻ đoàn viên).
- Tăng cường quản lý đoàn viên đi học tập, công tác, lao động ở xa; tổ chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú.
- Đảm bảo tổ chức đại hội chi đoàn đúng thời gian theo qui định, các cơ sở Đoàn cụ thể hóa các tiêu chí phù hợp với địa phương, đơn vị để chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chi đoàn mạnh.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chi đoàn:
- Đoàn cơ sở làm việc với chi bộ và Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn, trao đổi, phân tích về các nội dung: tình hình đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên; tình hình hoạt động của chi đoàn; sự quan tâm của cấp ủy đối với công tác cán bộ của chi đoàn; đánh giá mặt mạnh, yếu, những khó khăn, chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục và định hướng các công việc cụ thể mà Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn cần thực hiện.
- Đoàn cơ sở trao đổi và đề nghị chi bộ phối hợp xây dựng, củng cố, kiện toàn cán bộ chi đoàn đảm bảo có năng lực, nhiệt huyết để thực hiện nhiệm vụ; phối hợp, tạo điều kiện và quan tâm chỉ đạo chi đoàn tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
-Đoàn cấp huyện,Đoàn cơ sở tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chi đoàn và những đoàn viên tích cực, có chiều hướng phát triển, bồi dưỡng bổ sung vào đội ngũ Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn. Có thể kết hợp tập huấn tập trung hoặc tập huấn qua giao ban, sinh hoạt câu lạc bộ Bí thư chi đoàn và các hình thức phù hợp khác.
- Tổ chức hội thi “Bí thư chi đoàn giỏi”, tạo sân chơi, môi trường giao lưu, học hỏi, rèn luyện đội ngũ Bí thư chi đoàn.
- Thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình đội ngũ cán bộ chi đoàn để có kế hoạch kiện toàn, bổ sung kịp thời, đảm bảo số lượng và chất lượng, không để khuyết.
2. Thống nhất kế hoạch hoạt động của chi đoàn và đăng ký thực hiện “Xây dựng chi đoàn mạnh”:
Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn gặp gỡ, vận động số đoàn viên hiện có, mời họp chi đoàn; thông báo trước cho đoàn viên nội dung cuộc họp:
- Cán bộ Đoàn cơ sở tham gia sinh hoạt cùng với chi đoàn để nắm rõ tâm tư, tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của đoàn viên; đánh giá đúng thực trạng chi đoàn.
- Hướng dẫn, giúp đỡ Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn xây dựng nội dung chương trình công tác; gợi ý các vấn đề trọng tâm để đoàn viên tham gia thảo luận và góp ý kiến.
-Thống nhất đăng ký xây dựngchi đoàn mạnh và tổ chức thực hiện. Khuyến khích các Đoàn cơ sở tổ chức phát động đăng ký thi đua xây dựng chi đoàn mạnh, lồng ghép tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo không khí thi đua, phấn khởi, khích lệ các chi đoàn xây dựng chi đoàn mạnh.
3. Tổ chức hoạt động:
- Trên cơ sở các nội dung hoạt động đã được đoàn viên thống nhất, lựa chọn những việc cụ thể, từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ các hoạt động bề nổi đến các hoạt động chiều sâu, đảm bảo hoàn thành tốt được nội dung đề ra. Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn dự kiến nhân sự phụ trách từng công việc cụ thể, giao việc phù hợp với trình độ, năng lực, năng khiếu và hoàn cảnh cụ thể của từng đoàn viên; kiểm tra, theo dõi và có biện pháp giúp đỡ để đoàn viên hoàn thành được công việc; tổ chức họp thống nhất, phân công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời điều chỉnh, phối hợp hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.
- Cần chú ý đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động tập thể; tập hợp những đoàn viên tích cực để xây dựng lực lượng nòng cốt, phát huy vai trò các nhân tố tích cực trong việc tăng cường chất lượng hoạt động của chi đoàn; bồi dưỡng những thanh niên tiêu biểu để kết nạp vào Đoàn.
- Chi đoàn họp thống nhất trong đoàn viên, đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc… để gây quỹ chi đoàn; vận động tập thể và cá nhân ủng hộ, giúp đỡ về kinh phí hoạt động.
- Đoàn cơ sở kết nối, giúp đỡ chi đoàn mở rộng các hoạt động phối hợp với các chi đoàn khác trên địa bàn, khu vực (lực lượng vũ trang, trường học, doanh nghiệp…). Liên kết tổ chức hoạt động chung nhằm cổ vũ, động viên thi đua giữa các đơn vị như: thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, cắm trại, hội thảo, diễn đàn, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nói chuyện thời sự, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trao đổi công tác vận động thanh niên…
- Đoàn cấp trên quan tâm trích một phần kinh phí hỗ trợ khi chi đoàn tổ chức các hoạt động hoặc giao các chi đoàn đăng cai tổ chức hoạt động từ nguồn kinh phí của Đoàn cấp trên.
4. Công tác đoàn viên:
- Đoàn cơ sở chỉ đạo chi đoàn cụ thể hóa nội dung rèn luyện đoàn viên phù hợp với điều kiện học tập, lao động, sinh hoạt và nhu cầu của đoàn viên. Đề cao sự chủ động đăng ký, rèn luyện của đoàn viên và việc tổ chức đăng ký của chi đoàn. Cách thức thực hiện cần sáng tạo, hấp dẫn, nội dung dễ triển khai thực hiện, dễ đánh giá. Có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với chi đoàn, đoàn viên thực hiện tốt chương trình “Rèn luyện đoàn viên”.
- Triển khai công tác phát triển đoàn viên mới đảm bảo nguyên tắc, quy trình và thủ tục công tác phát triển đoàn viên trong các đối tượng thanh niên trên cơ sở coi trọng chất lượng và quan tâm đến số lượng. Chú ý tổ chức và vận động thanh niên tham gia các phong trào hành động cách mạng và hoạt động xã hội để lựa chọn những thanh niên tiên tiến bồi dưỡng kết nạp vào Đoàn. Nghiên cứu tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên tại các khu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ để tăng cường giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, tổ chức trao thẻ đoàn viên kịp thời.
- Thực hiện tốt quy định mỗi đoàn viên đều có sổ đoàn viên và thẻ đoàn viên. Hằng năm, Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn thực hiện việc ghi nhận xét ưu, khuyết điểm của đoàn viên trong sổ đoàn viên và chuyển Đoàn cơ sở ký, đóng dấu xác nhận.
- Thực hiện quy trình, thủ tục trưởng thành đoàn cho đoàn viên, chương trình rèn luyện đoàn viên khi hết tuổi Đoàn, đảm bảo mỗi đoàn viên khi trưởng thành Đoàn đều được cấp giấy chứng nhận và được tổ chức lễ trưởng thành Đoàn.
- Bồi dưỡng, xem xét, giới thiệu cho chi bộ những đoàn viên ưu tú để chi bộ xem xét kết nạp Đảng.
- Tổ chức tốt việc giới thiệu hoặc tiếp nhận đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú.
5. Công nhận chi đoàn mạnh
- Hằng năm,căn cứ tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên,tiêu chí xây dựng chi đoàn mạnh; Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn tiến hành đánh giá, phân tích toàn diện tình hình chi đoàn về tư tưởng, tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; chủ trương công tác của Đoàn cấp trên và việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác của chi đoàn trên các mặt công tác. Nếu kết quả thực hiện tốt theo 3 nội dung (Về tư tưởng chính trị, về hoạt động và tổ chức) thì đề nghị Đoàn cấp trên xem xét, công nhậnchi đoàn mạnh.
- Trên cơ sở đánh giá và đề nghị của các chi đoàn, Đoàn cơ sở xem xét, công nhận và biểu dương, khen thưởng các chi đoàn mạnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Cấp tỉnh:
- Xây dựng Kế hoạch hướng dẫn chi đoàn mạnh triển khai đến các Đoàn trực thuộc.
- Phân công cán bộ Đoàn chuyên trách trực tiếp theo dõi, hướng dẫn các huyện, thành Đoàn và các Đoàn trực thuộc thực hiện.
- Giao cho Ban Tổ chức Tỉnh Đoàn làm thường trực, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn; kiểm tra; giám sát và báo cáo về BTV Tỉnh Đoàn.
2. Cấp huyện:
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch hướng dẫn đến 100% chi đoàn.
- Chỉ đạo rà soát, khảo sát tình hình chi đoàn, từ đó chỉ đạo thực hiện xây dựng chi đoàn mạnh hằng năm.
- Xây dựng nội dung tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ và tổ chức tập huấn Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi đoàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tuyên dương chi đoàn mạnh gắn với gặp gỡ Bí thư chi đoàn hằng năm.
- Báo cáo tình hình triển khai thực hiện và các mô hình hay, hiệu quả mà chi đoàn đã thực hiện về Ban Thường vụ Tỉnh đoàn (qua Ban Tổ chức Tỉnh đoàn) định kỳ theo quý, năm.
Trên đây là Kế hoạch hướng dẫn xây dựng chi đoàn mạnh. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị các huyện, thành Đoàn các Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện tốt tinh thần Kế hoạch hướng dẫn này. Nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị báo cáo về BTV Tỉnh Đoàn (Thông qua Ban Tổ chức) để có hướng chỉ đạo kịp thời.
TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN
Nơi nhận: PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
- VPI, II TW Đoàn.
- BTC, UBKT TW Đoàn.
- Ban Tuyên giáo TW Đoàn.
- BDV Tỉnh ủy. (Đã ký)
- BTV Tỉnh Đoàn.
- Website Tỉnh Đoàn.
- Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn (Để t/h) Phạm Thành Phước
- Lưu VP, BTC Tỉnh Đoàn.
Download Hướng dẫn tại đây