BCH ĐOÀN TỈNH BẠC LIÊU
* * *
Số: -KH/TĐTN-BTG
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Bạc Liêu, ngày tháng năm 2014
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
giai đoạn (2014 – 2020)
-----------
Thực hiện Quyết định Số 64/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn (2014-2020). Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (sau đây viết tắt là ĐCTT Nam bộ). Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn (2014 – 2020) với một số nội dung cụ thể như sau:
I/- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức của các cấp bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên và quần chúng nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của nghệ thuật ĐCTT Nam bộ. Từ đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc chung tay thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, bảo tồn và phát huy loại hình này.
- Từng bước hình thành và phát triển mạnh mẽ phong trào ĐCTT trong đoàn viên thanh niên tại các địa phương; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ, đoàn viên thanh niên và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
- Việc tổ chức triển khai các hoạt động cần thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, thanh niên và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
II/- NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Một số nội dung tập trung thực hiện:
- Các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh tập trung phối hợp với các cơ quan thông tấn, Báo chí của địa phương, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giá trị văn hóa độc đáo của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên và quần chúng nhân dân; tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật ĐCTT thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên Báo, Đài, các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội, chi đội; tổ chức các Hội thi, Hội diễn, các hoạt động văn hóa văn nghệ, các buổi sinh hoạt CLB Đờn ca tài tử…
- Tập trung tuyên truyền về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật ĐCTT và bản Dạ cổ hoài lang. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; Hội thi tìm hiểu về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và bản Dạ cổ hoài lang, thi Ca Vọng cổ, thi hát bài Dạ cổ hoài lang,thi hát các bài bản vắn... trong đoàn viên thanh thiếu nhi của đơn vị mình. Thông qua các hoạt động này nhằm tuyên truyền sâu rộng và định hướng sâu sắc trong cán bộ, đoàn viên thanh thiếu nhi và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
- Các cấp bộ đoàn tiến hành tuyên truyền và dành ra thời gian ít nhất 1 buổi/ tháng để cho đoàn viên, thanh thiếu nhi đơn vị mình luyện tập hát vọng cổ, các bài bản vắn, bài Dạ cổ hoài lang. Khuyến khích cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia sáng tác lời mới 20 bài bản tổ và sáng tác vọng cổ với các chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu trong sáng,...
2. Chỉ tiêu:
- Có thể phối hợp hoặc tự thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả mỗi ấp, khóm, mỗi xã, phường, thị trấn, mỗi trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông có ít nhất một Câu lạc bộ Đờn ca tài tử.
- Phối hợp tổ chức các lớp dạy đờn ca tài tử tại các Thiết chế Văn hóa; .Đồng thời, các trường trung học phổ thông, Trung học cơ sở, cao đẳng, đại học và Trung cấp chuyên nghiệp đều có đưa nội dung đờn ca tài tử vào các nội dung sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
- Tùy theo tình hình thực tế của mỗi đơn vị, tổ chức liên hoan đờn ca tài tử trong đoàn viên, thanh thiếu niên định kỳ 1 năm/ lần. Đối với cấp tỉnh dự kiến tổ chức vào năm 2016 và định kỳ 2 năm/ lần. Hằng năm tổ chức giao lưu, biểu diễn nghệ thuật và đờn ca tài tử cấp xã, huyện.
- Phấn đấu trên 80% cán bộ, đoàn viên thanh niên biết hát từ 2 bài bản vắn trong 20 bài bản tổ của đờn ca tài tử; 100% đoàn viên thanh niên biết hát ít nhất 1 câu vọng cổ và bài Dạ cổ hoài lang.
3. Thời gian tổ chức thực hiện
- Thời gian tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn:
+Giai đoạn 1: từ nay đến hết tháng 12/2017.
+Giai đoạn 2: từ tháng 12/2017 đến hết tháng 12/2020
- Các đơn vị xây dựng Kế hoạch hoạt động và gửi về Tỉnh Đoàn trước ngày 15/1/2015 và báo cáo kết quả hoạt động trước ngày 1/5 và ngày 15/12 hàng năm (thông qua ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn); email: bantuyengiaotdbl@gmail.com
III/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tỉnh Đoàn
- Xây dựng kế hoạch và ban hành chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện.
- Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn là đơn vị thường trực chịu trách nhiệm phối hợp với các ban liên quan tham mưu xây dựng Kế hoạch Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn (2014 – 2020)
2. Các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc
- Căn cứ kế hoạch của tỉnh, Ban Thường vụ các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc chủ động tham mưu cấp ủy và xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch đã đề ra.
Trên đây là kế hoạch Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn (2014 – 2020). Đề nghị các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
- BBT TW Đoàn;
- Ban TG TW Đoàn;
- TT Tỉnh ủy;
- TT UBND Tỉnh;
- Ban TG Tỉnh ủy;
- Ban DV tỉnh ủy;
- BTV Tỉnh Đoàn +CVP;
- Các đơn vị trực thuộc;
- BBT Website tỉnh Đoàn;
- Lưu VP, BTG.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Phạm Thành Phước
|
Download Kế hoạch tại đây