BCH ĐOÀN TỈNH BẠC LIÊU
***
Số: -KH/TĐTN-BTG
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Bạc Liêu, ngày tháng năm 2014
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2014
--------------
Thực hiện Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2013 – 2017”; Hướng dẫn số 33-HD/TWĐTN-BTG, ngày 26/12/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn về hướng dẫn tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi các cấp; Hướng dẫn số 39-HD/TĐTN-BTG, ngày 13/01/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bạc Liêu về việc Hướng dẫn tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi cơ sở năm 2014. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2014 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Hội thi báo cáo viên giỏi các cấp nhằm tạo điều kiện để đội ngũ báo cáo viên của Đoàn học tập, nghiên cứu, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại các địa phương, đơn vị.
- Thông qua hội thi nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong các cấp bộ Đoàn, góp phần đánh giá thực chất đội ngũ báo cáo viên, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, bồi đắp lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi.
- Hội thi là dịp để các báo cáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những mô hình, sáng kiến, phương pháp hay, hiệu quả để phục vụ tốt hơn ở địa phương, đơn vị.
2. Yêu cầu:
- Gắn việc tổ chức Hội thi với xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên các cấp.
- Hội thi phải được chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, hình thức tổ chức cũng như các bước tiến hành; tạo được sự chuyển biến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của Đoàn.
- Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, động viên, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỂ LỆ, ĐỐI TƯỢNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỂM THI:
1. Nội dung báo cáo chuyên đề:
Báo cáo viên tham gia dự thi chủ động lựa chọn đề tài để xây dựng báo cáo chuyên đề, tập trung vào những nội dung trọng tâm sau:
- Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về thanh niên và công tác thanh niên.
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, địa phương.
- Các vấn đề về tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên.
- Những nét mới, sáng tạo, mô hình hiệu quả trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp (về công tác giáo dục, về tổ chức thực hiện 02 phong trào, về công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội...).
- Về giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Về tiêu chí chuẩn mực đạo đức, lối sống học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, các đơn vị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương, đơn vị, báo cáo viên có thể đặt những chủ đề khác.
2. Hình thức:
Thi báo cáo viên là một hình thức thi nghiệp vụ chuyên sâu gắn với quá trình làm việc, tự nghiên cứu, trau dồi của báo cáo viên vì vậy, Hội thi sẽ diễn ra gồm 3 phần thi:
- Thiết kế bài giảng
- Thuyết trình
- Trả lời câu hỏi.
3. Thể lệ:
a. Phần thi Thiết kế bài giảng:
- Mỗi thí sinh dự thi phải thiết kế 01 giáo án Bài giảng (thiết kế theo 02 file: 01 file word, 01 file powerpoint) bằng file mềm và in đóng thành cuốn.
- Bài giảng cần viết ngắn gọn, rõ ràng (Không quá 30 trang đánh mày khổ A4), đóng thành quyển (02 quyển) và gửi về cho BTC (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn). Bài giảng gửi về trước ngày 15/5/2014.
b. Phần thi thuyết trình:
- Thí sinh được sử dụng người hỗ trợ, dùng máy chiếu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, các công cụ hỗ trợ khác để minh họa phần báo cáo của mình.
- Thí sinh xây dựng bài báo cáo với giả định đối tượng nghe là đoàn viên thanh niên ở cơ sở (đoàn viên thanh niên là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, nông thôn,…) để bài báo cáo đạt hiệu quả cao nhất.
- Thời gian báo cáo tối đa là 20 phút. Khoảng thời gian này, thí sinh có thể trình bày 01 luận điểm trong chuyên đề hoặc toàn bộ chuyên đề.
- Ban Giám khảo cho điểm dựa trên các yếu tố: Nội dung (đúng, đầy đủ, lôgíc gắn với thực tiễn,…); kỹ năng báo cáo (lưu loát, giao lưu tốt với người nghe, truyền cảm,…); sử dụng các hình thức trực quan để minh họa thêm nội dung; phong cách, trang phục phù hợp,…
c. Phần thi trả lời câu hỏi:
- Thí sinh trả lời 01 câu hỏi liên quan trực tiếp đến chủ đề thuyết trình của thí sinh do Ban giám khảo đặt ra. Thời gian suy nghĩ và trả lời trong 05 phút.
Ban Giám khảo có thể hỏi thêm, mở rộng vấn đề để có thêm cơ sở đánh giá báo cáo viên.
5. Đánh giá kết quả:
Kết quả thi được tính theo thang điểm 10, trong đó cụ thể sau:
5.1. Điểm đề cương: (điểm tối đa 10, nhân hệ số 2)
- Hình thức : 2 điểm
- Nội dung : 8 điểm
5.2. Điểm thuyết trình: (điểm tối đa 10, nhân hệ số 3)
- Phong cách : 3 điểm
- Nội dung : 7 điểm
5.3. Điểm trả lời câu hỏi ứng xử: (điểm tối đa 10, nhân hệ số 1)
- Diễn đạt : 2 điểm
- Nội dung : 8 điểm
* Lưu ý: Kết quả thi của mỗi thí sinh được tính bằng điểm trung bình cộng của các thành viên trong Hội đồng Giám khảo cộng lại đã nhân hệ số theo từng phần thi.
4. Đối tượng:
- Các đồng chí báo cáo viên các đơn vị trực thuộc (Theo Quyết định của đơn vị).
* Một số vấn đề cần lưu ý:
- Báo cáo chuyên đề cần phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, theo đúng yêu cầu của công tác tuyên truyền miệng.
- Báo cáo viên có thể sử dụng tài liệu, đọc tài liệu hoặc nói theo trí nhớ; không bắt buộc phải thoát ly phần tài liệu chuẩn bị.
- Trong các phần thi như gợi ý, phần thi “Báo cáo chuyên đề” là quan trọng nhất, qua đó, Ban Giám khảo có thể đánh giá đúng năng lực báo cáo viên. Do vậy, phần thi này cần có hệ số điểm cao hơn so với các phần thi còn lại.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
1. Thời gian: Dự kiến trong 02 ngày 11– 12/6/2014.
2. Địa điểm: Nhà thiếu nhi Phùng Ngọc Liêm tỉnh Bạc Liêu (ngang siêu thị coopmart).
3. Cơ cấu giải thưởng:
- 01 Giải nhất
- 01 Giải nhì
- 01 Giải ba
- 03 Giải khuyến khích
- Căn cứ kết quả cụ thể, các thí sinh đạt giải sẽ được:
+ Đề nghị công nhận là Báo cáo giỏi cấp tỉnh.
+ Đề nghị Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen;
+ Tham gia Đội tuyển dự thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc lần thứ nhất năm 2014 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tỉnh Đoàn:
- Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2014 và là bộ phận thường trực giúp Ban Thường vụ theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện của các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng các nội dung liên quan đến Hội thi; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi.
- Giao Văn phòng Tỉnh Đoàn chuẩn bị hội trường, cơ sở vật chất để tổ chức Hội thi.
2. Các Đoàn trực thuộc:
- Căn cứ vào Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn các đơn vị cụ thể hóa nội dung, xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi tại địa phương, đơn vị; chọn những báo cáo viên giỏi, có kỹ năng của cấp mình để đăng ký tham gia Hội thi cấp tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2014. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị Ban Thường vụ các huyện, thành Đoàn và các Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về BTV Tỉnh Đoàn (Thông qua đ/c Linh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn. ĐT: 0915.891909).
Nơi nhận:
- BTG TW Đoàn;
- VP I, II TW Đoàn;
- BTG Tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- BTV Tỉnh Đoàn;
- Các Đoàn trực thuộc;
- BBT Website Tỉnh Đoàn;
- Lưu VP, BTG.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN
BÍ THƯ
(Đã ký)
Trương Hồng Trang
|