Liên kết web
Công báo Bạc Liêu
Người dân hỏi CQ Chức năng trả lời
Hướng dẫn thủ tục hành chính
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Hướng dẫn: Tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia

Hướng dẫn
Thứ sáu, 24/08/2012, 11:23
Màu chữ Cỡ chữ
Hướng dẫn: Tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia

 

    ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

     BCH TỈNH BẠC LIÊU

                            * * *

        Số: 87-HD/ĐTN

 

  Bạc Liêu, ngày 29 tháng 5 năm 2012

 HƯỚNG DẪN

Tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào năm 2012

--------------

            Thực hiện Hướng dẫn số 22-HD/BTGTU, ngày 20/5/2012 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về “Tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào năm 2012”.

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi vấn đề biên giới, lãnh thổ và tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác và phát triển với các nước láng giềng. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bạc Liêu hướng dẫn một số nội dung tuyên truyền về kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tăng cường công tác tuyên truyền kết quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cùng các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định được một đường biên giới trên đất liền với hệ thống mốc giới hiện đại giữa nước ta với các nước có chung đường biên giới, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của đoan viên, thanh thiếu nhi và nhân dân trong việc tham gia bảo vệ, giữ gìn hệ thống mốc giới quốc gia.

- Thông qua công tác tuyên truyền kết quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới với các nước nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và mọi tầng lớp nhân dân về vấn đề biên giới, lãnh thổ và tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.

- Các cấp bộ Đoàn phải cụ thể hóa nội hướng dẫn để có biện pháp tuyên truyền gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình. Phải luôn đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, coi trọng chất lượng, hiệu quả và sự phù hợp về đối tượng, địa bàn cũng như thời lượng tuyên truyền. Tuyên truyền phải bám sát một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm theo hướng dẫn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền về kết quả công tác phân giới, cắm mốc một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN:

            1/- Nội dung tuyên truyền:

a) Tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc:

- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về việc giải quyết, quản lý và bảo vệ biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 30 tháng 12 năm 1999); nội dung, ý nghĩa của việc ký kết và thực thi 03 văn kiện pháp lý: Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009), Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009), Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009).

- Các cấp bộ Đoàn tăng cường công tác phối hợp với các ngành có liên quan, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc; việc ký kết và thực thi các văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã góp phần giải quyết vấn đề biên giới vốn kéo dài phức tạp trong quá trình lịch sử phát triển của hai nước; tạo cơ sở để xây dựng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc thành biên giới hòa bình, hữu nghị, góp phần quan trọng trong việc ổn định, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, an ninh – quốc phòng, việc giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước ở vùng biên giới; mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.

- Chú trọng tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, về chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc; công tác quản lý và bảo vệ biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trong tình hình mới. Tuyên truyền cụ thể, chính xác kịp thời các vấn đề dư luận quan tâm, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc và quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng một số điểm bất đồng về chủ quyền, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc để hoạt động, chia rẽ quan hệ hai nước.

- Vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi cùng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, chống các hoạt động vi phạm pháp luật, bên cạnh việc khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa đoàn viên, thanh thiếu nhi, các tầng lớp nhân dân,…giữa hai nước.

- Tuyên truyền, làm rõ về các Chương trình, dự án hợp tác đang triển khai giữa Việt Nam và Trung Quốc là xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, trên cơ sở nhu cầu củng cố môi trường hòa bình, hợp tác và trước yêu cầu chiến lược trong quan hệ giữa hai nước. Chủ động, tích cực, linh hoạt, có nhiều sáng kiến tổ chức hoạt động củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở phát huy mặt đồng thuận, vì lợi ích chung, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, qua đó đóng góp xây dựng  thẳng thắn và thiết thực nhằm xử lý những vấn đề tồn tại, nhằm tạo sự đồng thuận cao của nhân dân hai nước đối với việc phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong tình hình mới.

b) Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia:

- Tiếp tục tuyên truyền trong đoàn viên, thanh thiếu nhi về các văn bản pháp lý về giải quyết biên giới Việt Nam – Campuchia, trong đó có các hiệp định, hiệp ước về biên giới giữa hai nước như: Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia (ký ngày 18/02/1979); Hiệp ước về vùng nước lịch sử giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia (ký ngày 07/7/1982); Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia (ký ngày 20/7/1983); Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia (ký ngày 20/7/1983); Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia (ký ngày 27/12/1985); Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (ký ngày 10/10/2005).

- Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước, làm rõ một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến công tác phân giới, cắm mốc như: việc điều chuyển dân cư, đất đai ở những khu vực quá canh, quá cư; chính sách hỗ trợ, đền bù đất đai, hoa màu để ổn định tinh thần và đời sống nhân dân; đồng thời giữ gìn mối quan hệ láng giềng truyền thống giữa hai nước.

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi và quần chúng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, chống các hoạt động vi phạm pháp luật; có biện pháp kịp thời đối với những đối tượng tham gia tổ chức FULRO và “Tin lành Đề Ga”, buôn bán phụ nữ, trẻ em; cờ bạc, truyền đạo trái phép, kích động thanh niên và người dân về vấn đề đất đai, lãnh thổ.

- Năm 2012, trong bối cảnh Campuchia vừa tiến hành thành công kỳ bầu cử quan trọng và giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, cần tuyên truyền rộng rãi và khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế…giữa hai nước; tuyên truyền chính xác, kịp thời, cụ thể, đầy đủ tình hình quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và các địa phương giáp biên trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng…

c) Tuyến biên giới Việt Nam – Lào:

- Năm 2012 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam – Lào: kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 05/9/1962) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (ký ngày 18/7/1977), lãnh đạo hai nước đã nhất trí lấy năm 2012 là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào”. Do đó, các hoạt động tuyên truyền về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào cần được quan tâm đẩy mạnh trong năm 2012 ở tất cả các cấp, các ngành (tuyên truyền bám sát nội dung đề cương tuyên truyền  gửi kèm công văn số 978, ngày 7/5/2012).

- Tiếp tục tuyên truyền về các văn bản pháp lý liên quan đến biên giới Việt Nam – Lào: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 18/7/1977); Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 24/01/1986); Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 01/3/1990); Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 31/8/1997)…Chú trọng tuyên truyền sâu rộng về các nội dung, yêu cầu và tiến độ thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam – Lào theo thỏa thuận giữa hai nước. Tuyên truyền, vận động đoàn viên TTN và quần chúng nhân dân ở cả hai nước tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, chống các hoạt động vi phạm pháp luật trên biên giới.

2/- Hình thức tuyên truyền:

Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể cũng như khả năng của từng địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, cắm mốc biên giới trên đất liền như tuyên truyền qua sách, báo ,tài liệu tuyên truyền, panô, áp phích, tượng đài, tờ rơi, triển lãm, thi tìm hiểu, thi sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật (thơ ca, khúc truyện, ký, sân khấu, điện ảnh…) tổ chức các cuộc trao đổi tọa đàm, đối thoại, hội nghị, hội thảo,…đặc biệt cần đẩy mạnh loại hình tuyên truyền miệng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/- Tỉnh Đoàn:

- Xây dựng Hướng dẫn tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào năm 2012 triển khai đến các Đoàn trực thuộc.

- Chỉ đạo các Đoàn trực thuộc phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giao lưu, kết nghĩa, tặng quà cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở các đồn biên phòng.

-  Đăng tải những thông tin liên quan đến công tác tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào năm 2012 trên Website Tỉnh Đoàn.

- Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn làm đơn vị thường trực hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuyên truyền của các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc.

2/- Các huyện, thành đoàn, Đoàn trực thuộc:

 - Trên cơ sở Hướng dẫn tuyên truyền của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, các Đoàn trực thuộc tổ chức các hoạt động tuyên truyền các nội dung theo hướng dẫn một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng địa phương, đơn vị mình.

- Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền về phân giới, cắm mốc về Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn trước ngày 20/6 và 25/11/2012 để tổng hợp báo cáo về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Trên đây là Hướng dẫn tuyên truyền công tác phân phối giới mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Camphuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào năm 2012. Đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả tinh thần Hướng dẫn. Mọi chi tiết liên hệ về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, ĐT: 3 501 896; Email: bantuyengiaotdbl@gmail.com.

 

Nơi nhận:

-  BTG Tỉnh ủy;

-  Ban Dân vận Tỉnh ủy;

- BTV Tỉnh Đoàn;

- Các Ban Tỉnh Đoàn;

-  Các Đoàn trực thuộc;

- BBT Website Tỉnh Đoàn;

 -  Lưu VP,  BTG.         

 

                   TM. BAN  THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN

   PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

 

 

Đã ký 

 

 

  Phạm Thành Phước

 

 

 

 

Số lượt xem: 721

 
 
Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý: Tỉnh đoàn Bạc Liêu
Chịu trách nhiệm chính: Đồng chí Phạm Tuấn Tài - Bí thư
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.824.003 - Fax: 02913.826.040 - Email: banbientaptdbl@gmail.com