Liên kết web
Công báo Bạc Liêu
Người dân hỏi CQ Chức năng trả lời
Hướng dẫn thủ tục hành chính
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Kế hoạch hành động: về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”

Kế hoạch
Thứ ba, 05/11/2013, 08:06
Màu chữ Cỡ chữ
Kế hoạch hành động: về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”

 

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TỈNH BẠC LIÊU
***
Số:       -KH/ĐTN
 
Bạc Liêu, ngày …  tháng … năm 2013

 

 
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BẠC LIÊU
về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó
với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”
-----------
 
Thực hiện Chương trình hành động số 12/CT/TWĐTN ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bạc Liêu xây dựng kế hoạch hành động về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” cụ thể như sau:
I/- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
- Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch hành động cần gắn với việc triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”.
II/- MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN:
1. 100% cán bộ, đoàn viên; 80% thanh thiếu nhi được tuyên truyền nâng cao nhận thức về kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
2. Hằng năm, mỗi huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức được ít nhất 03 hoạt động hưởng ứng các ngày sự kiện về môi trường.
3. 100% Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động tổ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:
1/- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường:
1.1. Nội dung:
Tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; tác động và thách thức của biến đổi khí hậu, vai trò, tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2. Hình thức:
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, Ngày đa dạng sinh học, Ngày trái đất, Giờ trái đất, Ngày vệ sinh yêu nước, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… Đồng loạt tổ chức hưởng ứng Ngày môi trường thế giới.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã”; đấu tranh, tố giác các hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông của Đoàn, Hội như: Website của Tỉnh Đoàn, tờ tin tuổi trẻ, chuyên mục tuổi trẻ trên Đài truyền hình tỉnh… trong tuyên truyền các hoạt động, các mô hình tiêu biểu của Đoàn, Hội và phổ biến kinh nghiệm tốt, hiệu quả trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học; đấu tranh tố giác với những hành vi xâm lấn, phá hoại các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tổ chức hội thảo, diễn đàn, hội thi với chủ đề “Thanh niên chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” để tuyên truyền và phát huy những ý tưởng, giải pháp của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trường.
- Chuyển tải các loại tài liệu nhằm trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: tờ rơi, áp phích, sổ tay, cẩm nang phù hợp với từng đối tượng, phục vụ sinh hoạt chi đoàn, chi hội, chi đội, lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động thanh thiếu nhi và các sự kiện của địa phương do Trung ương biên soạn.
2/- Chủ động tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai:
- Phổ biến cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế và trong lĩnh vực y tế, sức khỏe; kiến thức và những việc cần làm trước, trong và sau khi bão lụt xảy ra; kiến thức về phòng, chống hạn hán và lũ quét…
- Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đoàn viên trong việc chủ động và tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
- Xung kích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân.
- Chủ động tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bênh. Trang bị dụng cụ, phương tiện, tập huấn, diễn tập cho các đội tình nguyện mùa bão lũ và đoàn viên, thanh niên những kiến thức, kỹ năng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.
3/- Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học:
3.1. Tổ chức các hoạt động khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân:
- Hỗ trợ, giúp nhân dân xây dựng các công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; di chuyển nhà tiêu không hợp vệ sinh ra xa chỗ ở. Phổ biến cho người dân các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh, chi phí thấp.
- Tổ chức “Ngày thứ bảy tình nguyện, “Ngày chủ nhật xanh”; ra quân làm vệ sinh trên tuyến đường trong khu dân cư, nạo vét khơi thông dòng chảy, cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải, trồng cây xanh, giải tỏa những điểm tồn đọng.
- Hướng dẫn sử dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất đai, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng thực vật hóa học.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên, nhiên vật liệu mới, thân thiện môi trường, công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải cho thanh niên.
- Củng cố mô hình đội thanh niên xung kích, tình nguyện bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nhân rộng các mô hình tuyến đường thanh niên tự quản, khóm, ấp xanh – sạch – đẹp; xây dựng văn phòng xanh, góc phố sạch, vỉa hè sạch, đội tuyên truyền măng non.
- Xây dựng và phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên thu gom rác thải; mô hình xử lý rác thải do thanh niên quản lý. Nhân rộng mô hình sản xuất sạch, mô hình kinh tế xanh trong thanh niên.
3.2. Tổ chức trồng và bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học:
- Đăng ký đảm nhận và tổ chức cho thanh niên trồng mới, trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn và các loài thực vật ngập mặn.
- Tích cực tham gia tố giác, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật.
- Tham gia bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng; diệt trừ, ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và những nguồn lợi thủy, hải sản. Đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vê nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ.
4/- Phối hợp các cấp, ngành, chính quyền địa phương trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường:
- Phối hợp với ngành môi trường tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cho cán bộ Đoàn cấp xã và lực lượng thanh thiếu nhi nòng cốt trong bảo vệ môi trường.
- Tham gia các dự án bảo vệ, phục hồi, cải tạo không gian, mặt nước trong các đô thị, khu dân cư và các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc đi-ô-xin do chiến tranh để lại.
- Tham gia xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm với thanh niên các tỉnh, thành trong nước về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
IV/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/- Tỉnh Đoàn:
- Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai đến các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc.
 - Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng văn bản triển khai đến các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng các đội hình tuyên truyền và thu gom xử lý rác thải.
- Giao cho Ban TNNT-CNĐT-LLVT Tỉnh Đoàn là đơn vị thường trực có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra; tham mưu định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động; kịp thời phát hiện những mô hình, điển hình để tuyên truyền, nhân rộng. Chọn huyện Hòa Bình làm điểm xây dựng mô hình điểm.
2/- Các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc:
- Các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai đến cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Thành lập các đội hình tuyên truyền và thu gom rác thải.
Căn cứ Kế hoạch hành động và điều kiện của địa phương, đơn vị, xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”, tổ chức triển khai thực hiện và gửi kế hoạch triển khai về tỉnh trước ngày 22/11/2013 và báo cáo kết quả định kỳ 06 tháng (20/5) và năm (25/10) về BTV Tỉnh Đoàn qua Ban TNNT-CNĐT-LLVT địa chỉ mail: banthanhniennongthongtdbl@gmail.comĐT (0781.3949405).

 

 
 
Nơi nhận:
- BBT Trung ương Đoàn;
- Ban TNNT TW Đoàn;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Sở TN&MT tỉnh;
- BTV Tỉnh Đoàn;
- Các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc;
- Lưu VP, Ban TNNT-CNĐT-LLVT.
TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
 
 
 
(Đã ký)
 
 
Phạm Thành Phước

 

 

Số lượt xem: 828

 
 
Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý: Tỉnh đoàn Bạc Liêu
Chịu trách nhiệm chính: Đồng chí Phạm Tuấn Tài - Bí thư
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.824.003 - Fax: 02913.826.040 - Email: banbientaptdbl@gmail.com