Liên kết web
Công báo Bạc Liêu
Người dân hỏi CQ Chức năng trả lời
Hướng dẫn thủ tục hành chính
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Kế hoạch: Thực hiện mô hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014

Kế hoạch
Thứ hai, 10/02/2014, 10:32
Màu chữ Cỡ chữ
Kế hoạch: Thực hiện mô hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014

 

BCH ĐOÀN TỈNH BẠC LIÊU
***
Số:         -KH/TĐTN-TNNT
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
 
Bạc Liêu, ngày    tháng    năm 2014

 

 
KẾ HOẠCH
Thực hiện mô hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014
---------------
 
            Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đoàn Tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2012-2017; đặc biệt chào mừng năm 2014 được Ban Bí thư TW Đảng chọn là “Năm thanh niên tình nguyện”. Nhằm phát huy vai trò của cán bộ, Đoàn viên thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội giúp nhau giảm nghèo, đồng thời thực hiện có hiệu quả hai phong trào lớn tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X phát động “Xung kích, tình nguyện  phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, Đoàn viên thanh niên trong việc xây dựng các mô hình cụ thể, thiết thực, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch đăng ký thực hiện mô hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014 cụ thể như sau:
I/- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
            - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, ĐVTN trong việc tham gia phát triển kinh tế gia đình, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tay nghề kỹ năng cho cán bộ, ĐVTN vươn lên trong cuộc sống, nhằm giúp ĐVTN giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp sức trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
- Nhằm phát động và khơi dậy phong trào xung kích tình nguyện của thanh niên trong thời kỳ mới, các cấp bộ Đoàn cần tập trung triển khai sâu rộng về các chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; các chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tham gia đảm nhận và thực hiện các công trình phần việc của thanh niên trong phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời xây dựng những mô hình phát triển KT-XH qua đó nhằm củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Mặt khác, tìm ra các mô hình đạt hiệu quả cao để nhân rộng, điển hình, khuyến khích cán bộ, ĐVTN tham gia tổ chức thực hiện. Từ đó, làm cơ sở cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo trong thời gian tới.
- Những mô hình đăng ký thực hiện phải phù hợp với điều kiện tại địa phương, đơn vị mang tính khả thi, cần phải bám sát vào nội dung hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” do TW Đoàn phát động và các nội dung chương trình công tác năm 2014 của BCH Tỉnh Đoàn.
II/-NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP.
1/- Công tác tuyên truyền vận động.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, ĐVTN trong việc xây dựng và đăng ký thực hiện các mô hình phát triển kinh tế gia đình từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, góp sức trẻ bảo vệ phát kinh tế- văn hóa - xã hội.
- Tập trung tuyên truyền sâu rộng các Chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh; động viên, khuyến khích cán bộ, ĐVTN trong tỉnh tham gia thực hiện mô hình.
- Thông qua công tác tuyên truyền, vận động gắn với việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả trong thời gian qua, mặt khác chủ động tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình có hiệu quả khác trong và ngoài tỉnh. Từ đó, góp sức trẻ vào việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và bảo vệ quê hương, đất nước.
2/-Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quê hương đất nước.
- Cùng với việc chăm lo bồi dưỡng thanh niên, các cấp bộ Đoàn cần triển khai sâu rộng trong tuổi trẻ tỉnh nhà phong trào “Xung kích, tình nguyện  phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và quê hương.
- Tổ chức triển khai sâu rộng trong thanh niên phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”. Phấn đấu ở đâu có tổ chức Đoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo.
- Đoàn viên thanh niên trong các doanh nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đoàn viên thanh niên trong các cơ quan hành chính đi đầu nghiên cứu cải tiến quy trình xử lý công việc, nâng cao chất lượng tham mưu, quản lý, xây dựng phong cách làm việc có hiệu quả đặc biệt là việc tham gia cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở.
- Đoàn viên thanh niên ở đô thị đi đầu đề xuất sáng kiến trong việc xây dựng và quản lý đô thị, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị”.
- Đoàn viên thanh niên trong nông nghiệp và nông thôn xung kích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào đời sống và sản xuất, tiếp tục triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả phong trào “4 mới”.
- Triển khai trong toàn Đoàn phong trào “Thanh niên tình nguyện” theo hướng đa dạng hóa về nội dung và hình thức, nâng cao về chất lượng, phù hợp với từng đối tượng và từng lĩnh vực, góp phần tập hợp, giáo dục thanh niên và tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng. Chú trọng tình nguyện tại chỗ và các đội hình tình nguyện theo chuyên ngành, các lĩnh vực chuyên môn. Nội dung tình nguyện tập trung vào những việc mới, việc khó như: tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp ĐVTN giảm nghèo, phổ cập giáo dục, tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh…
- Tổ chức sâu rộng các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhân rộng mô hình hiến máu nhân đạo, thành lập các đội thanh niên tình nguyện chuyên hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, phổ cập tin học, ngoại ngữ…
3/- Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp.
- Các cấp bộ Đoàn chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường các hoạt động tư vấn nghề và hướng nghiệp, chú trọng lực lượng Thanh niên nông thôn và trong các trường học, giúp cho thanh niên định hướng nghề và chọn nghề đúng. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố tổ chức tư vấn nghề, dạy nghề cho thanh niên gắn liền với hoạt động của từng Chi đoàn, Đoàn cơ sở. Phấn đấu mỗi Đoàn cơ sở là nơi tư vấn nghề cho thanh niên.
- Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc triển khai và tổ chức thực hiện phong trào “Thi đua học tập, tiến quân vào khoa học, công nghệ”, đặc biệt là nghiên cứu các đề tài khoa học. Phong trào “Học tập tốt – Rèn luyện tốt”, phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, phong trào “Sáng tạo trẻ” trong ĐVTN là giáo viên, sinh viên, học sinh.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường lao động và nhu cầu việc làm của thanh niên, phối hợp với các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Tích cực hướng dẫn giúp thanh niên vay vốn tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình SXKD có hiệu quả phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Thông qua các loại hình như hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ vốn, kỹ thuật giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp để giảm nghèo; đẩy mạnh cuộc vận động cán bộ Đoàn giúp đỡ ĐVTN giảm nghèo và hỗ trợ thanh niên xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống, xây dựng tổ hợp tác tiến tới thành lập hợp tác xã thanh niên.
- Đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và đời sống: nâng cao chất lượng phong trào “Sáng tạo trẻ” trong các đối tượng thanh niên; thực hiện tốt phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” (gọi tắt là phong trào “Bốn mới”), hưởng ứng có hiệu quả cuộc phát động “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn triển khai, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo của thanh niên trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Tập trung chỉ đạo và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Nuôi cá, tôm, cua – cá kết hợp, nuôi nghêu, sò, trồng rau màu, sản xuất lúa chất lượng cao…
- Phối hợp với ngành giáo dục mở các lớp phổ cập giáo dục THCS, vận động thanh niên học nghề để lập nghiệp; khuyến khích các hoạt động hỗ trợ thanh niên ngoài nhà trường học tập nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sống, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý… giúp thanh niên nâng cao bản lĩnh sống và nhận thức về lối sống, thẩm mỹ, phong cách làm việc thích ứng với xã hội, với nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập hiện nay.
* Chỉ tiêu cụ thể:
            - Mỗi huyện, thành Đoàn:                       ít nhất 05 mô hình.
- Đoàn Khối các cơ quan tỉnh:                ít nhất 04 mô hình.
- Đoàn Thanh niên Công an tỉnh:             ít nhất 03 mô hình.
- BĐBP, Tỉnh Đội, Đại học Bạc Liêu, Cao đẳng y tế, KTKT:          mỗi đơn vị ít nhất 02 mô hình.
- TTGDTX, VHNT, CĐ Nghề: mỗi đơn vị ít nhất 01 mô hình.
            *Lưu ý:
- Các đơn vị LLVT, Đoàn khối và các trường (đại học, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng) chọn mô hình nhận theo lĩnh vực đặc thù công tác của đơn vị mình như: Chuyển giao ứng dụng KHKT vào đời sống sản xuất, kinh doanh; cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập…
- Đối với huyện, thành Đoàn theo chỉ tiêu phân bổ có ít nhất 50% mô hình phát triển kinh tế.
- Các đơn vị cần có sự tách biệt rõ giữa mô hình phát triển kinh tế xã hội và các công trình phần việc để đăng ký cho chính xác.
- Trong công văn đăng ký cần ghi rõ là mô hình mới hay tiếp tục phát huy mô hình cũ.
- Các đơn vị cần rà soát và đăng ký đầy đủ theo chỉ tiêu đề ra. Trong năm nếu có phát sinh mô hình mới đề nghị báo cáo kịp thời để Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn theo dõi và chấm điểm cuối năm.
* Thời gian: Các đơn vị lập danh sách đăng ký về BTV Tỉnh Đoàn chậm nhất vào ngày 28/02/2014 (thông qua Ban TNNT-CNĐT-LLVT).
III/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1/ Cấp Tỉnh.
            - Xây dựng kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện đến các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đăng ký tham gia thực hiện.
            - Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch liên tịch, tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong việc triển khai thực hiện các chương trình vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề, việc làm cho cán bộ, ĐVTN.
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm tổ chức sơ tổng kết rút kinh nghiệm tìm những giải pháp, hướng chỉ đạo.
            - Giao Ban TNNT-CNĐT-LLVT tỉnh Đoàn theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch.
            2/ Cấp Huyện, thành Đoàn và các đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn.
            - Xây dựng và triển khai kế hoạch đến cơ sở và chỉ đạo xây dựng mô hình, giao chỉ tiêu cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
            - Tổng hợp các mô hình của cơ sở và của huyện báo cáo về BTV Tỉnh Đoàn.
            - Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm sơ tổng kết rút kinh nghiệm, thường xuyên báo cáo về Tỉnh Đoàn những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện để kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn.
            3/-Cấp cơ sở.
- Động viên khuyến khích cán bộ, ĐVTN đăng ký tham gia thực hiện mô hình.
            - Tổ chức cho cán bộ, ĐVTN đăng ký tham gia thực hiện, trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình.
            - Mở sổ theo dõi việc đăng ký thực hiện các mô hình.
            Trên đây là kế hoạch đăng ký thực hiện mô hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, đề nghị BTV huyện, thành Đoàn và các Đoàn trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện.
 

 

 
Nơi nhận:
- Văn phòng I, II TW Đoàn;
- Ban Tuyên giáo, Ban TNNT TW Đoàn;
- UBND tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- BTV Tỉnh Đoàn;
- BBT Website Tỉnh Đoàn;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Lưu VP, Ban TNNT-CNĐT-LLVT.                                                            
                                                                                 
 
TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
 
 
 
(Đã ký)
 
 
Phạm Thành Phước

 

 

Download Kế hoạch tại đây

Số lượt xem: 592

Tin đã đưa
 
 
Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý: Tỉnh đoàn Bạc Liêu
Chịu trách nhiệm chính: Đồng chí Phạm Tuấn Tài - Bí thư
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.824.003 - Fax: 02913.826.040 - Email: banbientaptdbl@gmail.com