Liên kết web
Công báo Bạc Liêu
Người dân hỏi CQ Chức năng trả lời
Hướng dẫn thủ tục hành chính
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Giải pháp quản lý ao tôm những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Khoa học - Công nghệ
Thứ sáu, 12/06/2020, 09:19
Màu chữ Cỡ chữ
Giải pháp quản lý ao tôm những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AO TÔM NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Vào những tháng cuối năm thời tiết thường diễn biến phức tạp, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa đột ngột, mưa – nắng đan xennếu khâu cải tạo ao, gây màu nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì khi gặp mưa sẽ làm các chỉ số về nhiệt độ, độ mặn… thay đổi rất nhanh làm tảo chết đột ngột, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh sống của tôm nuôi. Đặc biệt là đối với những ao đáy cát, bùn cát, đất phèn; Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi, trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của ngành chuyên môn và tình hình thực tế nuôi tôm trong tỉnh xin lưu ý đến các cơ sở nuôi tôm trong tỉnh một số giải pháp:

Ảnh- Ngọc Oanh 

Ứng dụng Khoa học- Kỹ thuật: Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để giảm tác động của thời tiết cực đoan và môi trường ô nhiễm. Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả (đặc biệt lưu ý các mô hình nuôi 2 – 3 giai đoạn, sử dụng vi sinh).

- Đối với nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi: Cần được cơ sở nuôi xử lý tốt. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác; đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng (duy trì nồng độ oxy hòa tan, độ mặn hợp lý, nhiệt độ nước ổn định); kiểm soát, khống chế sự phát triển của rong/tảo trong ao nuôi; định kỳ kiểm tra chất lượng nước, khống chế vi khuẩn có hại Vibrio trong ao nuôi; đồng thời, bổ sung dòng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi.

- Cần kiểm tra mực nước ao: Không nên để mực nước ao quá cạn (thấp hơn 1m), vì trong điều kiện thời tiết ấm thì mực nước thấp tôm có thể phát triển tốt được, nhưng khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết chuyển lạnh, nếu mực nước ao nuôi thấp thì nhiệt độ nước tầng đáy sẽ hạ theo rất nhanh, làm cho tôm nuôi dễ phát bệnh, vì thế cần giữ mực nước ao tối thiểu là 1,2m trở lên. (Lưu ý: cũng không nên nâng mực nước ao quá sâu, vì khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết âm u kết hợp theo mưa, do đó hàm lượng oxy hòa tan từ không khí xuống ao nuôi tôm rất thấp, nếu oxy xuống mức quá thấp có thể làm cho tôm chết, tùy theo mật độ tôm nuôi mà bà con có thể nâng lên ở mức hợp lý, nhưng khuyến cáo bà con không nên nâng nước ao nuôi tôm quá 1,6m).

- Kiểm tra các yếu tố môi trường: Khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa, kéo theo các yếu tố môi trường sẽ thay đổi, đặc biệt là pH có xu hướng giảm. Vì thế người nuôi cần sử dụng vôi để giữ ổn định pH.

Khâu quản lý cho ăn: Khi điều kiện thời tiết bất lợi, thì chắc chắn tôm sẽ giảm ăn, vì vậy trong giai đoạn thời tiết áp thấp nhiệt đới thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm, nhằm tránh hiện tượng thừa thức ăn, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi tôm, làm phát sinh nhiều khí độc ảnh hưởng đến phát triển của tôm nuôi.

Tăng sức đề kháng của tôm: Tôm là động vật bậc thấp biến nhiệt, do đó thời tiết (cụ thể là nhiệt độ nước) thay đổi thì nhiệt độ cơ thể tôm sẽ thay đổi theo, vì thế nếu tôm đang yếu kết hợp với thời tiết bất lợi thì đó là lúc tôm dễ bị phát bệnh nhất, do đó trong giai đoạn này bà con nên tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn vào khẩu phần thức ăn của tôm các nhóm Vitamin, đặc biệt là Vitamin C rất cần trong giai đọan này.

 ( Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề kỹ thuật người nuôi tôm cần lưu ý- Công ty Sinh học Tôm vàng )                                                                          

Số lượt xem: 650

   Hoàng Trang

 
 
Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý: Tỉnh đoàn Bạc Liêu
Chịu trách nhiệm chính: Đồng chí Phạm Tuấn Tài - Bí thư
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.824.003 - Fax: 02913.826.040 - Email: banbientaptdbl@gmail.com